Thứ Năm, 16 tháng 1, 2025

Nguyên lý Pareto là gì?

Nguyên lý Pareto hay quy luật 80/20 sẽ giúp bạn quản lý thời gian và tối ưu lợi ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Vậy cụ thể nguyên tắc này là gì?

1. Nguyên lý Pareto là gì?

Nguyên lý Pareto, trong tiếng Anh là Pareto Principle, còn được gọi là Quy luật Pareto hay Quy luật 80/20. Nguyên lý Pareto được đặt theo tên của nhà kinh tế học người Ý Vilfredo Pareto, chỉ ra khoảng 80% hậu quả đến từ 20% nguyên nhân, chứng minh mối quan hệ chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra.

Quan sát ban đầu của quy luật Pareto có liên quan đến mối quan hệ giữa tài sản và dân số. Pareto nhìn ra rằng 80% đất đai ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số. Sau khi khảo sát một số quốc gia khác, ông cũng tìm thấy điều tương tự.

Bên cạnh đó, nguyên tắc Pareto là một quan sát chứng minh rằng mọi thứ trong cuộc sống không phải lúc nào cũng được phân phối đồng đều. Chẳng hạn, 80% lợi tức của công ty được tạo bởi 20% khách hàng, 80% các vụ phạm pháp được gây nên bởi 20% tội phạm, …

Đối với quản lý thời gian cá nhân, 80% sản lượng liên quan đến công việc của bạn chỉ đến từ 20% thời gian của bạn tại nơi làm việc. Còn trong trường hợp của Pareto, ông đã sử dụng nguyên lý Pareto để giải thích cách 80% tài sản được kiểm soát bởi 20% dân số của một đất nước.

Có thể thấy, nguyên tắc Pareto ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, quản lý công việc hay quản trị nhân lực. Ví dụ:

- Nếu 20% khách hàng đang thúc đẩy 80% doanh số bán hàng của doanh nghiệp thì họ có thể muốn tập trung vào những khách hàng này.

- Nếu 20% sai sót thiết kế trên ô tô dẫn đến 80% các vụ va chạm thì bạn có thể xác định và sửa chữa những sai sót đó.

2. Tại sao nguyên lý Pareto lại hữu ích?

Khi bạn hiểu về quy luật 80/20 thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy mình đã lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Trong thời đại với nhiều lựa chọn và đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách, hãy quyết định và lựa chọn hướng đi thông minh.

Biết về nguyên lý Pareto, bạn sẽ:

- Đối với 20% khách hàng đóng góp 80% doanh thu: tập trung làm hài lòng nhóm khách hàng này.

- Đối với 20% nhân viên đóng góp 80% kết quả: tập trung khen thưởng những nhân viên này.

- Đối với 20% lỗi đóng góp 80% sự cố: tập trung sửa những lỗi sai này trước.

Từ đó, bạn có thể tập trung vào 20% tạo ra sự khác biệt, thay vì 80% không mang lại nhiều lợi ích.

Kỹ năng quản trị là gì?

“Để trở thành một nhà quản trị tốt cần trang bị những kỹ năng quản trị gì?” Chắc hẳn bạn cũng không ít lần nhìn thấy hay nghe về câu hỏi này hoặc bạn đang muốn trở thành một nhà quản trị tài giỏi cũng đang băn khoăn về điều này.

Kỹ năng quản trị là gì?

Kỹ năng quản trị, trong tiếng Anh là Administrative Skills, là những khả năng ứng dụng từ lý thuyết sang thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Tùy theo các cấp quản trị thì yêu cầu, đòi hỏi và mức độ ưu tiên với các kỹ năng quản trị là khác nhau.

Các kỹ năng quản trị mà bạn nên có

Trong phần này, Blognhansu sẽ chỉ nêu ra 10 kỹ năng nổi bật nhất. Đương nhiên sẽ không chỉ có những kỹ năng này rồi!

1. Kỹ năng nhận thức chiến lược

Kỹ năng nhận thức chiến lược là khả năng phân tích, nhạy cảm trong dự báo về cơ hội và đe dọa trong môi trường kinh doanh. Mục đích là xây dựng chiến lược kinh doanh sát với thực tiễn sẽ xảy ra với sự tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế đến mức tối thiểu các đe dọa.

2. Kỹ năng lập kế hoạch

Một kỹ năng quản trị cực kỳ quan trọng để trở thành nhà quản trị tài ba đó là lập kế hoạch. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo chính sách và chiến lược của tổ chức nhưng dù thế nào vẫn phải có khả năng lập kế hoạch. Nhà quản trị cần đưa ra mục tiêu cho cấp dưới và yêu cầu họ chịu trách nhiệm để đáp ứng mục tiêu đó.

3. Kỹ năng kỹ thuật

Có thể hiểu, kỹ năng kỹ thuật là những hiểu biết về thực hành theo quy trình ở một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nào đó. Chẳng hạn, đó là kỹ năng tổ chức lao động khoa học, kỹ năng tổ chức hoạt động marketing, kỹ năng hoạch định chiến lược, …

4. Kỹ năng tổ chức

Công việc tổ chức nói chung là tạo ra các cấu trúc để hỗ trợ hoặc hoàn thành một kế hoạch. Điều này có thể liên hệ đến việc tạo ra một hệ thống mới về đối tượng được báo cáo, thiết kế cách bố trí mới cho văn phòng, lên kế hoạch cho một sự kiện, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch về cách di chuyển qua một dự án, …

5. Kỹ năng lãnh đạo

Các nhà quản trị giỏi thường là nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Họ thiết lập tiếng nói của mình bằng cách thể hiện thông qua hành động hay các chuẩn mực cho hành vi của nhân viên. Họ thường lãnh đạo bằng nhiều cách khác nhau. Thúc đẩy nhân viên hành động và năng suất là một yếu tố quan trọng của quản trị hiệu quả.

...

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

KPI trong hoạch định chiếc lược cho doanh nghiệp

 "KPI giúp hoạch định chiếc lược cho doanh nghiệp?" Bạn có biết điều này, KPI nắm giữ vai trò quan trọng không chỉ là hoạch định chiếc lược. 

KPI giúp hoạch địch chiến lược của tổ chức

Dựa vào những báo cáo KPI, nhà quản lý dễ dàng đưa ra những bước hoạch định chiến lược sát nhất với con số hiện tại và kế hoạch phát triển trong thời gian sắp tới.

Hiểu đơn giản, KPI giúp định hướng sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn và đánh đúng nhu cầu và tâm lý tiêu dùng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, khuyến khích nhân viên phát huy tốt nhất hiệu quả công việc, tạo sự liên kết bền chặt với các phòng ban.

KPI giúp đo lường mục tiêu 

Hay bị nhầm lẫn là mục tiêu của công ty hay là mục tiêu chính, nhưng chỉ số KPI là một phương pháp đo lường các mục tiêu và chỉ tiêu. Chẳng hạn, nếu công ty đặt mục tiêu là thu được một số tiền nhất định từ việc bán những sản phẩm/dịch vụ mỗi tháng, KPI sẽ chỉ ra cách để đạt được mục tiêu này nhanh nhất. 

KPI tạo động lực phát triển cá nhân

Không phải dự án hay chiến dịch nào cũng đạt được kết quả như bạn kỳ vọng. Nhưng bằng cách giám sát hiệu quả theo KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra môi trường không ngừng học tập và tiến bộ cho mỗi cá nhân. 

Với việc đánh giá KPI, các phòng ban dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm mà không cần chờ đến cuối tháng, cuối quý hay kết thúc dự án.

KPI là cách để quản lý hiệu quả công việc

Có thể nói đây là lý do lớn nhất giải thích vì sao KPI lại quan trọng như vậy. Chỉ số KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất. Bằng cách cho phép mỗi người nhìn thấy không chỉ những gì họ làm mà cả những gì mọi người xung quanh đang làm. Từ đó, tất cả mọi người đều đảm bảo làm việc theo đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. 

Cách tính lương theo KPI chuẩn nhất cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng cách tính lương theo KPI. Trong bài viết này cũng tìm hiểu tính lương theo KPI là gì và phương pháp tính toán nhé!

1. Cách tính lương theo KPI là gì?

Chỉ số KPI hay Key Performance Indicator là một thuật ngữ khá quen thuộc với nhiều người làm việc trong doanh nghiệp. Mục đích của KPI là để đánh giá về mức độ đạt được trong công việc.

Cách tính lương theo KPI nghĩa là doanh nghiệp dựa vào các kết quả đánh giá mục tiêu hoàn thành công việc mà đã đặt ra trước đó để tính toán và đưa ra các mức lương thưởng cho nhân viên của mình. Hình thức trả lương này đang phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay.

2. Quy chế/cách tính lương theo KPI trong doanh nghiệp

Quy chế/cách tính lương theo KPI không bị bó buộc bởi một quy chuẩn cố định nào. Tùy thuộc vào từng cơ chế quản lý mà mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính lương khác nhau.

2.1 Hiện tại phổ biến có 2 cách tính lương theo KPI như sau:

Tính lương trực tiếp theo KPI: Cách tính lương theo KPI này thường được dùng trong các trường hợp thuê ngoài, công tác viên, …

Tính thưởng phạt dựa theo KPI: Cách tính lương theo KPI này là động cơ để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn. Nói đơn giản, công sức và số tiền thực nhận của người lao động sẽ tỷ lệ thuận với nhau.

2.2 Các doanh nghiệp thường tính lương theo KPI dựa trên 3 yếu tố sau:

P1 (Pay for Position) - Trả lương dựa trên vị trí công việc: Doanh nghiệp thực hiện theo hệ thống các vị trí nhân sự được xây dựng rõ ràng từ trước. Đương nhiên, mức tiền lương này đã được doanh nghiệp cân bằng sao cho tương ứng với từng vị trí công việc.

P2 (Pay for Person) - Trả lương theo năng lực cá nhân: Doanh nghiệp dựa theo kỹ năng, năng lực mà người lao động sử dụng phục vụ cho doanh nghiệp để xác định tiền lương.

P3 (Pay for Performance) - Trả lương theo kết quả công việc: Kiểu trả lương được tính toán theo mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2.3 Cách tính lương theo KPI có 2 phương pháp áp dụng đó là 2P và 3P

# Phương pháp 2P

Phương pháp 2P là cách thức trả lương dựa vào vị trí chức danh và kết quả công việc mà người lao động hoàn thành. Do đó, công thức tính như sau:

Lương 2P = P1 + P3

# Phương pháp 3P

Phương pháp 3P là tiền lương được tính từ các yếu tố: vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích đạt được. Đây là cách thức tính lương kết hợp lương cứng và lương mềm theo năng suất làm việc đạt được.

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Hệ thống lương 3P là phương pháp trả lương hiện đại được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Lương 3P khắc phục tình trạng chú trọng bằng cấp hay thâm niên mà không có sự đánh giá rõ ràng cho từng đóng góp của cá nhân vào sự phát triển chung của công ty.

Những yếu tố bên trong ảnh hưởng chất lượng tuyển dụng

Những yếu tố bên trong nào ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng? Cùng tìm hiểu nhé!

Chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự và việc thực hiện những chính sách nhân sự đó trong tổ chức sẽ thu hút sự quan tâm của ứng viên. Hiện nay không khó để các ứng viên có thể tìm hiểu sơ qua về chính sách nhân sự của công ty mà mình dự định ứng tuyển. vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chính sách nhân sự phù hợp, thu hút ứng viên. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhân sự không chỉ giúp thu hút ứng viên mà còn giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả, người lao động ổn định, làm việc hăng say.

Uy tín của tổ chức: người lao động luôn muốn được làm việc trong các tổ chức có uy tín, thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy, uy tín của tổ chức như một sự đảm bảo vệ môi trường làm việc, cơ hội học tập và phát triển, sự ổn định trong công việc sẽ cao hơn những công ty khác. Việc này sẽ tác động rất lớn đến ứng viên trước khi quyết định nộp đơn ứng tuyển vào một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.

Văn hóa doanh nghiệp: Nhung còn nhớ vừa rồi có bạn dăng bài hỏi cách xử lý khủng hoảng truyền thông về doanh nghiệp khiến cho bạn HR đó rất khó tuyển người. Ứng viên được hẹn phỏng vấn, ứng viên sau khi phỏng vấn hay ứng viên nhận được thư mời thử việc đều từ chối làm việc nguyên nhân là các ứng viên đó tìm hiểu thông tin thấy văn hóa doanh nghiệp không tốt, rất nhiều nhân sự cũ review xấu về công ty mặc dù văn phòng làm việc hạng 5 sao.

Nhân sự tuyển dụng: nhân sự tuyển dụng là những người trao đổi đầu tiên với ứng viên, cũng là người kết nối, chia sẻ ứng viên với tổ chức. Hãy thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp với ứng viên ngay từ lần đầu tiếp xúc thông qua những tin đăng tuyển dụng, câu chào hỏi, giải đáp thắc mắc của ứng viên, cách viết email phản hồi…. điều đó sẽ tạo thiện cảm với ứng viên.

Đã bao giờ bạn cảm thấy/ gặp trường hợp nào ức chế trong buổi phỏng vấn và không muốn gia nhập vào tổ chức ngay trong buổi phỏng vấn chưa. Hãy chia sẻ với nhé.