Sách Blog nhân sự không phải là cuốn sách hay nhất về nhân sự nhưng có lẽ nó là cuốn sách toàn diện nhất dành cho mọi đối tượng từ “tấm chiếu mới”, nhân viên, quản lý, CEO, …
1. Quyển 1 “Nghề nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền để xây nhà ở Hà Nội?” và Quyển 2 “Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?”
Với quyển 1 và quyển 2, người đọc sẽ được thấy những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên Blognhansu.net. Sách Blog nhân sự quyển 1 dành cho sinh viên mới vào nghề và quyển 2 sẽ dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí HR.
Nếu đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi “muốn tiếp cận nghề như thế nào” thì đây chính là những chỉ dẫn khá tốt mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả hai quyển được diễn giải theo dạng nhật ký chứa đựng những băn khoăn, trải nghiệm và suy nghĩ của tác giả trên hành trình “kết đôi” với nghề HR nên dễ hiểu, dễ đọc.
2. Quyển 3 “Nghề tuyển người (3T) - Ác mộng nghề Tuyển dụng”
Sách Blog nhân sự quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với các vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa với nhân vật “hắn”. Mặc dù là truyện nhưng tác giả Nguyễn Hùng Cường vẫn phân chia thành 3 chương để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết.
3. Quyển 4 “CEO & Quản trị Nhân sự”
Sách Blog nhân sự quyển 4 là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để tìm hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Người đọc sẽ được nhìn một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào chi tiết của bức tranh đó. Tuy nhiên, CEO không phải là một HRM nên các bài viết phải đạt ở mức độ dễ hiểu và có tính ứng dụng cao.
4. Quyển 5 “Tái tạo Nhân sự - Nâng cấp hệ thống Quản trị hiệu suất tổ chức theo BSC và KPI”
Quyển 5 là quyển sách được viết thành dạng blog (tản văn) tập hợp các bài viết. Mỗi bài viết trong đó được viết ra sẽ phải làm sao cho người đọc dễ hiểu và giải quyết một vấn đề nào đó.
Làm sao để “tái tạo hệ thống Quản trị hiệu suất theo phương pháp BSC mix JD - KPI”? Sách Blog nhân sự quyển 5 sẽ trả lời câu hỏi này. Theo đó để thực hiện, chúng ta cần làm như sau:
Bước 1: Tìm ra bản đồ chiến lược cho tổ chức.
Bước 2: Từ bản đồ tìm ra BSC và có BSC sẽ đến phân bổ các thước đo chiến lược (KGI) cho bộ phận
Bước 3: Tìm ra các KPI nhỏ hơn của bộ phận phục vụ cho chiến lược, giúp KGI hoàn thành.
Bước 4: Khi có KPI của bộ phận từ chiến lược thì tìm thêm các KPI chức năng để tạo thư viện KPI cho bộ phận.
Bước 5: Từ thư viện KPI của bộ phận phân bổ KPI cho các vị trí.
Bước 6: Rút gọn các KPI để làm thành thẻ KPI cho từng vị trí.
Tham khảo sách Blog nhân sự tại:
- Website: sachnhansu.net và sachnhansu.com
- Fanpage: facebook.com/sachblognhansu
- Hoặc đăng ký tại: https://bit.ly/3oWkz2l
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét