Thẻ điểm cân bằng (BSC) chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu được áp dụng đúng cách. Vậy làm thế nào để áp dụng BSC hiệu quả nhất?
1. Bước 1: Kiểm soát các dữ liệu trong mô hình BSC
Nếu doanh nghiệp thực hiện đo lường mọi thứ nhưng không theo góc độ chiến lược thì chỉ đang lãng phí thời gian và công sức. Vì vậy, doanh nghiệp khi có quá nhiều dữ liệu cần đưa vào BSC, hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ chiến lược và đặt nó lên một trang giấy.
Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tư duy về cách đặt những dữ liệu của doanh nghiệp vào Thẻ điểm cân bằng. Bạn có thể tham khảo quy trình đặt dữ liệu vào BSC như sau:
- Giới hạn số lượng các mục tiêu trong BSC - nên để khoảng 10 - 15 mục tiêu trong tổng toàn bộ 4 thước đo.
- Chuẩn bị sẵn câu hỏi cho từng mục tiêu trước mỗi cuộc họp.
- Tổng hợp tài liệu của tất cả các yếu tố mục tiêu cùng các câu hỏi và gửi tới nhân viên 1-2 ngày trước khi diễn ra cuộc họp.
- Đưa ra quyết định trong các cuộc họp đánh giá chiến lược kinh doanh.
2. Bước 2: Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong BSC
Để đánh dấu các yếu tố mục tiêu khác nhau, bạn có thể quy ước một hệ thống ký hiệu hoặc một sắc.
3. Bước 3: Gán KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu
Nếu Thẻ điểm cân bằng là công cụ quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá thì KPI chính là công cụ quản lý hiệu suất. Mục đích cơ bản là giao trách nhiệm cho nhân viên và đánh giá xem họ đã làm theo đúng chiến lược chưa. Một nhà quản trị thông tháo sẽ lựa chọn sử dụng đồng thời BSC và KPI.
4. Bước 4: Kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau
Bạn nên sử dụng mũi tên một chiều để kết nối và thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố mục tiêu. Bên cạnh đó, có thể linh hoạt liên kết hai mục tiêu trong cùng thước đo, gom 2 mục tiêu lại thành nguyên nhân của một mục tiêu khác hay một mục tiêu dẫn tới hai mục tiêu khác, ... Miễn là không có mục tiêu nào đứng độc lập.
Trên đây là cách áp dụng BSC hiệu quả trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình triển kahi BSC nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét