BSC là mô hình quen thuộc trong nhân sự và là một trong những mô hình không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Ngoài khái niệm của nó ra, bài viết dưới đây sẽ cho ta biết thêm về các khía cạnh cũng như cấu trúc của BSC.
1. Bốn Khía cạnh trong BSC
Tài chính: doanh nghiệp đo lường và giám sát các yêu cầu & các kết quả về tài chính
Khách hàng: đo lường và giám sát sự thỏa mãn khách hàng và các yêu cầu về các kết hoạt động đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Quá trình nội bộ: đo lường & giám sát các chỉ số và các yêu cầu của các quá trình trọng yếu trong nội bộ doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
Học tập & phát triển: tập trung vào cách thức doanh nghiệp giáo dục & đào tạo nhân viên, nâng cao kiến thức và cách thức doanh nghiệp đã sử dụng các kiến thức này để duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị trường.
2. Cấu trúc mô hình BSC
Mô hình BSC gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 4 yếu tố này được sắp xếp theo một trật tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.
2.1 Thước đo tài chính trong BSC
Thước đo tài chính bao gồm các yếu tố như chi phí khấu hao, chi phí cố định, lợi tức đầu tư, lợi nhuận thu về, tốc độ tăng trưởng doanh thu,… Tuy nhiên không phải yếu tố nào cũng dễ dàng đo được ngay sau khi thực hiện nhưng là sự xác nhận muộn cho hiệu quả của hoạt động đó.
Trước đây, nếu như doanh nghiệp chỉ cần một chỉ tiêu duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó là doanh thu. Con số này lớn có nghĩa là doanh nghiệp đang rất ổn, còn tình hình tài chính ở mức khó khăn đồng nghĩa với nguy cơ sụp đổ doanh nghiệp.
2.2 Thước đo khách hàng trong BSC
Sự hài lòng của khách hàng chính là một chỉ số quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu cả hiện tại và tương lai.
Thước đo này giúp chủ doanh nghiệp trả lời câu hỏi: Khách hàng đón nhận sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào? Từ đó, dễ dàng đặt ra các mục tiêu và kế hoạch để cải thiện, duy trì hoặc tăng sự hài lòng của khách hàng.
2.3 Thước đo quy trình hoạt động nội bộ
Dấu hiệu của một doanh nghiệp hoạt động trơn tru là tập hợp lại từ nhiều chỉ số nhỏ lẻ như tốc độ tăng trưởng của quy mô, % người lao động gắn bó tăng, % thời gian xử lý công vụ được rút ngắn,… Bạn cần rà soát lại các quy trình nội bộ của công ty để phân loại đâu là bộ phận đã làm tốt và đâu là điều chưa hợp lý. Sau đó, hãy đưa nhiệm vụ cải thiện các lỗ hổng của quá trình hoạt động nội bộ vào thành một mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
2.4 Thước đo học tập & phát triển
Việc quan tâm tới chất lượng nguồn nhân sự và công cụ hỗ trợ làm việc chính là một yếu tố quyết định đến nền tảng phát triển doanh nghiệp, với thước đo này mọi tiêu chí đều có thể trau dồi tốt hơn song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ.
Hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp và sẽ giải đáp được câu hỏi: “Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị?”
Nếu như thước đo học tập & phát triển trả về kết quả tốt cùng với sự áp dụng các công cụ phù hợp và hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dễ thích ứng hơn với các thay đổi và thức thời hơn với các điều mới mẻ, đặc biệt là với các phần mềm 4.0 hiện nay.
Lời kết,
BSC là một mô hình rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về khía cạnh cũng như cấu trúc của BSC nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét