Lãnh đạo hiệu quả là phải ấn đúng “nút”
Đặt vấn đề
Khi nói về lãnh đạo, người ta thường đề cập đến các kỹ năng Lãnh đạo hoặc phong cách của nhà Lãnh đạo. Vì vậy, các công trình nghiên cứu hoặc các công bố khoa học thường phân tích về nhà Lãnh đạo là chủ yếu. Trên thực tế, sự thành công của Lãnh đạo thường phải bắt đầu từ việc hiểu biết đối tượng Lãnh đạo, tìm ra mắt xích quan trọng để tác động đúng và tạo ra hiệu ứng lan tỏa.
Nhân ngày nhân sự Việt Nam chúng tôi sẽ trình bày về khía cạnh Lãnh đạo theo tiếp cận từ đối tượng được Lãnh đạo – nguồn nhân lực hiện hữu của nước ta. Từ đó, làm rõ đặc tính quan trọng nhất của người lao động Việt Nam mà thông qua đó, các nhà Lãnh đạo của các tổ chức/ Doanh nghiệp có thể tìm ra cách thức tác động và gây ảnh hưởng có hiệu quả trong quá trình Lãnh đạo.
1. Bàn về sự thông minh và sáng tạo của người Việt Nam
Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trí thông minh và sáng tạo của người Việt đã được thể hiện khá rõ nét, đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến, từ chuyện đóng cọc trên sông Bạch Đằng cho đến xây dựng địa đạo Củ Chi…Đặc điểm này đã được học giả Đào Duy Anh tổng kết trong cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương. Trí thông minh , sáng tạo ấy đã được thực tế và ngay cả những người ngoại quốc, vốn được coi là rất thông minh thừa nhận.
“ Ai thông minh hơn?”
Người Việt Nam chỉ phát huy được sự thông minh và sáng tạo trong những hoàn cảnh bất lợi hoặc có sức ép. Trong điều kiện bình thường hoặc thuận lợi hình như khả năng phát huy trí tuệ lại bị hạn chế.
Ngay cả khi xét năng suất lạo động như là kết quả để đánh giá thì kết quả cũng tương tự. Năng suất có vẻ tỷ lệ nghịch với trí thông minh và năng lực sáng tạo của người lao động Việt.
2. Làm thế nào để ấn đúng “ nút”
Có thể thấy, trí thông minh và năng lực sáng tạo là một đặc tính/ phẩm chất rất điển hình của người Việt, nhưng để phát huy trí thông minh và năng lực sáng tạo đó thì cần phải tìm đúng “nút”. Ở đây, có một câu hỏi cần được nghiên cứu sâu hơn:” Tại sao một dân tộc có trí thông minh và sáng tạo nhưng vẫn nghèo?”. Chúng tôi sẽ có dịp bàn thêm về lời giải cho câu hỏi này trong một công bố sắp tới. Trong khuôn khổ Hội thảo nhân ngày nhân sự Việt Nam, chúng tôi tạm đi đến kết luận rằng, trí thông minh và năng lực sáng tạo của người Việt chưa được phát huy tốt trong thời kỳ hòa bình vì điều kiện của thời điểm này, chúng ta chưa tạo được sức ép tương tự như thời chiến tranh. Điều này nên được các nhà Lãnh đạo kiểm chứng và từ đó, tìm ra “ điểm đột phá” để kích hoạt người lao động trong việc phát huy được trí thông minh và năng lực sáng tạo đối với công việc được giao.
Kết luận
Như vậy, biết mình, hiểu người là bí quyết để Lãnh đạo thành công. Chúng tôi đã nhấn mạnh khía cạnh tiếp cận từ phía” hiểu người” nhằm giúp các nhà Lãnh đạo có thể thực thi sự Lãnh đạo một cách có hiệu quả trong tổ chức cũng như Doanh nghiệp gắn với đặc thù của đội ngũ nhân lực Việt. Nhân lực Việt luôn được coi là thông minh, sáng tạo nhưng chỉ phát huy được chúng trong điều kiện bất lợi hoặc có sức ép. Điều này nghe có vẻ như là nghịch lý nhưng là một thực tế. Vì vậy, rất mong các nhà Lãnh đạo chia sẻ thực tế này và tìm ra điểm đột phá để phát huy sức mạnh cốt lõi này của đọi ngũ nhân lực nước ta.
Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
PGS.TS. Hoàng Văn Hải
ThS. Dương Thị Thu
ThS. Trần Kim Loan
ThS. Nguyễn Phương Mai
Khoa QTKD, Trường Đại Học Kinh tế- ĐHQGHN
Phân tích công việc
Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần thiết phải biết của mọi quản trị gia trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực . Phân tích công việc là cơ sở cho giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực.
Sự cần thiết của phân tích công việc:
-Các nhà quản lý nhân sự cần hiểu biết về công việc để có thể tìm người phù hợp với công việc.
-Người lao động cần hiểu biết vai trò của họ trong tổ chức trước khi bắt đầu làm việc
I. Những nội dung cơ bản của phân tích công việc
1. Khái niệm về phân tích công việc:
Trước hết ta cần có khái niệm về công việc. Cũng có nhiều khái niệm khác nhau về công việc. Ta có thể chấp nhận khái niệm về công việc như sau: "Công việc bao gồm một số công tác cụ thể mà một tổ chức phải hoàn thành nhằm đạt được mục tiêu của mình”.
Như vậy: "Phân tích công việc là quá trình thu thập các thông tin liên quan đến công việc một cách có hệ thống”.
Phân tích công việc được tiến hành nhằm để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất.
Cụ thể phân tích công việc nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
-Nhân viên thực hiện những công tác gì?
-Khi nào công việc được hoàn tất?
-Công việc được thực hiện ở đâu?
-Nhân viên làm công việc đó như thế nào?
-Tại sao phải thực hiện công việc đó?
-Để thực hiện công việc đó nhân viên cần hội đủ những tiêu chuẩn trình độ nào?
Phân tích công việc cung cấp cho các nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó , mối tương quan của công việc đó với công việc khác , kiến thức và kỹ năng cần thiết và các điều kiện làm việc .
Tóm lại Phân tích công việc được tiến hành nhằm:
-Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.
-Điều kiện để tiến hành công việc.
-Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc.
-Mối tương quan của công việc đó với công việc khác.
-Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó.
Mục tiêu cụ thể của phân tích công việc là xây dựng Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn công việc.
2. Lợi ích của Phân tích công việc:
Có thể nói rằng các thông tin từ bản phân tích công việc được sử dụng để:
- Định hướng cho quá trình tuyển dụng và hoàn thiện việc bố trí nhân viên.
- Lên kế hoạch bổ nhiệm và thuyên chuyển công tác cho nhân viên.
- Xây dựng hệ thống đánh giá công việc, xếp hạng công việc và hệ thống tiền lương .
- Hoàn thiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe và khả năng làm việc lâu dài cho nhân viên.
- Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên và lập kế hoạch cho các chương trình đào tạo
Phân tích công việc được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1.Khi tổ chức được thành lập.
2.Khi có công việc mới.
3.Khi công việc thay đổi do kết quả của áp dụng KH – KT mới.
II. Những nội dung của bản Mô tả công việc và Tiêu chuẩn công việc
1.Bản mô tả công việc:
Bản mô tả công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến công tác cụ thể, các nhiệm vu và trách nhiệm của công việc. Hiểu một cách ngắn gọn bản mô tả công việc là mô tả các nhiệm vụ cấu thành nên công việc đó.
Bản mô tả công việc là một tài liệu giải thích trả lời các câu hỏi sau:
A.Người thực hiện công viêc? Vị trí của họ trong hệ thống của tổ chức?
B.Tại sao công việc đó phải được thực hiện?
C.Mục tiêu công việc đó là gì?
D.Công việc phải làm gì? hay các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành?
E.Công việc được thực hiện ở đâu?
F.Khi nào công việc được coi là hoàn tất?
G.Phương tiện, trang bị thực hiện công việc?
H.Điều kiện làm việc và rủi ro có thể?
Như vậy bản mô tả công việc là một bản liệt kê chính xác và xúc tích những điều mà nhân viên phải thực hiện. Nó cho biết nhân viên làm cái gì? Làm như thế nào? Và các điều kiện mà nhân viên đó được thực thi.
Nói chung bản mô tả công việc nhằm trả lời các câu hỏi cơ bản: Ai? Tại sao? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Bằng cách nào?
Một cách cụ thể bản mô tả công việc thường bao gồm các nội dung sau đây:
-Nhận diện công việc.
-Tóm tắt công việc.
-Các mối quan hệ.
-Chức năng, trách nhiệm công việc.
-Quyền hạn.
-Tiêu chuẩn mẫu.
-Điều kiện thực hiện công việc.
CÁC HƯỚNG DẪN VIẾT BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC :
- Liệt kê các nhiệm vụ và trách nhiệm theo trình tự hợp lý
- Viết rõ , đơn giản và súc tích các nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt
- Bắt đầu mỗi câu bằng động từ hành động
- Sử dụng những từ có thể định lượng được khi có thể
- Sử dụng những từ cụ thể và hạn chế tối đa những từ mơ hồ
- Sử dụng những thuật ngữ đã được chuẩn hóa
- Trả lời các câu hỏi : How, What , Where , When , Why , Who
- Xác định rõ kết quả hoặc tiêu chuẩn cuối cùng được sử dụng để đánh giá.
P5media.Vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét